Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Nên giao quyền dịch công chứng thêm cho bên nào?

Đang có sự bàn cãi về quyền dịch công chứng hay nói cho chính xác hơn là chứng thực sao y nên giao thêm hẳn cho bên văn phòng công chứng hay phía văn phòng dịch thuật sau khi quy định mới sắp có hiệu lực.

Những quy định về dịch công chứng trong luật công chứng sửa đổi nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, giảm thiểu áp lực và khối lượng công việc ra bên ngoài của phòng tư pháp đồng thời mở rộng hơn quyền cho công chứng cũng như thêm việc cho công chứng viên, thêm sự lựa chọn cho người dân.

Đòi hỏi đa dạng ở dịch công chứng không chỉ là con dấu xác thực mà ngôn từ cũng phải được biên dịch chuẩn xác nhất.

Tuy nhiên những quy định trong luật sửa đổi này về vấn đề dịch công chứng đang trở thành một đề tài bàn tán, tranh luận sôi nổi của các giới chuyên môn về dịch công chứng đồng thời có những băn khoăn lo lắng không biết việc chứng thực và sao y của dịch công chứng nên giao lại cho văn phòng công chứng tư hay văn phòng dịch thuật.

Ai là người đang nắm thế chủ động trong dịch công chứng


Cho đến thời điểm này thì dường như những quy định mới về dịch công chứng trong luật sửa đổi đang có nhiều lợi thế cho các văn phòng công chứng tư, với sự giao phó của chính phủ, văn phòng công chứng tư sẽ là nhân tố nắm giữ quyền lực, chi phối mảng dịch công chứng về việc chứng thực và là nguồn thu hút khách hàng dịch thuật mạnh, người trực tiếp xác nhận trên mỗi bản dịch; ngoài ra liệu nghề dịch công chứng có dễ dàng với người trẻ tuổi trong giới dịch giả khi lợi thế bị lệch quá nhiều về phía khác. Cụ thể là theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng sửa đổi quy định: “Công chứng viên có quyền chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Bên cạnh đó nhiều Đại biểu Quốc hội trong Dự thảo Luật công chứng sửa đổi cũng có nhiều sự đồng tình:

- Đại biểu (ĐB) Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh), ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) đều đồng tình “Luật sửa đổi cần mở rộng phạm vi công chứng, đáp ứng yêu cầu của dân”.
- Các ĐB này cũng đề nghị nên để công chứng viên công chứng cả chữ ký khi người dân có yêu cầu (đây là việc mà hiện nay cấp xã đang làm nhưng không đủ tin cậy). Ngoài ra, ĐB Lê Trọng Sang (TP.Hồ Chí Minh) còn đề nghị giao cả chứng thực bản sao cho công chứng.
- ĐB Phạm Văn Gòn (TP.Hồ Chí Minh) cũng tán thành cao với quy định này. ĐB nói: “Giao lại bản dịch cho công chứng là phù hợp. Vì tính xác thực của bản dịch đòi hỏi ngày càng cao”.
- Tuy nhiên, ĐB này gợi ý “có thể giao cho cả công chứng viên và UBND quận, huyện cùng làm để cho người dân quyền lựa chọn. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng bản dịch cần rà soát tiêu chuẩn người dịch, nâng cao chất lượng đội ngũ dịch thuật”.
- ĐB Nguyễn Thị Bích Nhiệm (Yên Bái) đề xuất thêm: “Dự thảo cần bổ sung các hành vi bị cấm và trách nhiệm pháp lý của người dịch nếu dịch sai. Nếu không quy định thì dịch sai dẫn đến tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật”.

Thực tế chất lượng dịch công chứng của các phòng công chứng tư như thế nào?


Như vậy cùng với nhiều ý kiến đồng tình thì đồng thời trong đó cũng bộc lộ rõ những băn khoăn lo lắng về chất lượng của dịch công chứng như rà soát tiêu chuẩn người dịch, bổ sung các hành vi bị cấm và trách nhiệm pháp lý của người dịch…. Trước đây mối quan hệ chuẩn giữa dịch công chứng, phòng tư pháp và việc xuất ngoại còn nhiều rắc rối và hao tốn thời gian nhưng vẫn giữ được cán cân giữa những nơi tham gia thực hiện, độ quan trọng của các phía gần như là ngang nhau và cần lẫn nhau vì chuyên môn mỗi bên mỗi khác. Cũng chính vì công chứng viên sắp trở thành nhân tố quan trọng quyết định chất lượng hoạt động công chứng nên trong Luật công chứng sửa đổi về dịch công chứng cũng có rất nhiều quy định về việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm công chứng viên một cách chặt chẽ để xây dựng thành tổ chức xã hội – nghề nghiệp công chứng viên. Tuy nhiên theo Chính phủ “chất lượng đội ngũ công chứng viên, chất lượng hoạt động dịch công chứng còn nhiều hạn chế…” theo ĐB Tùng đề nghị cần rà soát kỹ xem nên giao nhiệm vụ gì cho tổ chức xã hội nghề nghiệp này.

Và thực tế cũng cho thấy trình độ hiểu biết về các ngôn ngữ khác của công chứng viên còn nhiều hạn chế, mặc dù để cải thiện việc dịch công chứng thì cũng có những quy định cụ thể, ràng buộc trách nhiệm cho cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng cụ thể là theo Khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng sửa đổi quy định rõ: “Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện”. Chỉ tính riêng phần nghiệp vụ này thôi đã có khá nhiều khó khăn mà người trong nghề dịch thuật còn phải mệt mỏi, như trong bài Người làm nghề dịch công chứng và những nỗi niềm riêng đã cho thấy tương đối về chuyện chẳng dễ dàng qua loa gì được ở phần biên dịch.

 Nhiều khó khăn về biên dịch mà chính dân chuyên ngoại ngữ khi làm dịch công chứng cũng rất khó "nhằn" và đắn đó bởi tính pháp lý cao mà hồ sơ đòi hỏi.

Dù vậy, theo ràng buộc chuyên môn đấy, chất lượng dịch công chứng cũng chưa chắc được đảm bảo, vì theo ý kiến của một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành dịch thuật Ông Bùi Sơn Lâm – Giám Đốc Công ty TNHH Phiên Dịch Chuyên Nghiệp Quốc Tế (Interprotrans) cho biết “Điều chúng tôi băn khoăn liệu các văn phòng công chứng khi cung cấp dịch vụ dịch công chứng thì họ quản lý chất lượng bản dịch như thế nào bởi chính người công chứng viên cũng không am hiểu về mặt ngôn ngữ nước ngoài hoặc có am hiểu thì cũng chỉ 1 ngôn ngữ mà thôi, đồng thời theo kinh nghiệm nhiều năm của Interprotrans, chúng tôi triển khai một đội ngũ biên phiên dịch cố định và cộng tác viên ngay tại trụ sở không phải đơn giản chút nào, cũng cực kỳ tốn kém chi phí như chi phí lương, chế độ xã hội và đặc biệt và chi phí đào tạo. Ngay cả những bản dịch đơn giản cũng thường xuyên phát sinh những lỗi sai không đáng có nếu anh không kiểm soát chặt chẽ vì chính những: điều đơn giản nhất là điều dễ mắc lỗi nhiều nhất”.

Theo quan điểm riêng khác, luật nên giao quyền về dịch công chứng cho văn phòng dịch thuật, sẽ giảm thiểu rủi ro về chất lượng bản dịch mà cũng linh động xử lý cho người dân theo nhu cầu cấp bách cũng như hiện hữu rõ người sẽ chịu trách nhiệm pháp lý cho bản dịch, khi vai trò của dịch công chứng, quan trọng và phức tạp cần độ chuẩn xác cao về ngôn ngữ thì thiết nghĩ điều đề xuất trên là hợp lý. Sẽ không còn cảnh người công chứng viên bị người dân phản ánh về các lỗi sai cơ bản thì anh công chứng lại đổ lỗi cho các cộng tác viên biên dịch, nhưng thực tế người dân chỉ biết công chứng viên là người có trách nhiệm chính trong việc quản lý chất lượng và tiến độ bàn giao cho người dân.

Vì sao nên chuyển giao lại việc chứng thực và sao y của dịch công chứng?


Văn phòng công chứng tư với điểm yếu là sự thiếu am hiểu về chuyên môn dịch thuật, kinh nghiệm quản lý chất lượng còn yếu kém. Việc chưa có sẵn đội ngũ biên dịch cố định dẫn đến việc khó khăn trong việc quản lý chất lượng bản dịch của dịch công chứng. Trong khi đó các văn phòng dịch thuật có lợi thế hơn là kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dịch thuật.

Với đội ngũ cộng tác viên đông đảo và có khả năng xử lý nhiều ngôn ngữ. Quy trình quản lý chuyên nghiệp và đối tác của nhiều công ty lớn. Khả năng tư vấn pháp lý liên quan đến dịch công chứng một cách chuyên nghiệp sẽ đảm bảo hơn cho khách hàng về chất lượng của bản dịch công chứng. Vì vậy nên có sự chuyển giao lại việc chứng thực và sao y của dịch công chứng. Hoặc có nên chăng sự hơp tác giữa văn phòng dịch thuật và văn phòng công chứng tư.

Tóm lại, việc dịch công chứng là một công việc đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ và cả một quy trình dịch vụ chất lượng thì mới đảm bảo cho sự hài lòng của khách hàng, không thể tùy tiện gán ghép. Nếu như các văn phòng công chứng tư xây dựng một đội ngũ như những công ty dịch thuật thì may ra họ có thể cạnh tranh tốt được.

Là Vậy Đó

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét